Yêu Hà Nội qua mỗi bức tượng
Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi, cụ Đức dẫn chúng tôi đi tham quan ngôi nhà cũng là 'trại sáng tác” của cụ. Ở đó, cụ Đức đắp cả Chùa Một Cột, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn... cảnh người dân Thủ đô hân hoan mừng ngày giải phóng, một góc Hồ Gươm lặng lẽ mà cuốn hút.
“Biết vì sao mà tôi đắp những bức tượng này không? Vì tôi nhớ Hà Nội đấy", cụ nói.
Cụ Đức cho biết, ngày trước cụ đi lính, rồi vinh dự được về tiếp quản Thủ đô và được ở Hà Nội 3 năm. "Tôi làm lính trật tự nên 36 phố phường không chỗ nào là tôi không biết. Tôi thuộc từng tên đường, từng góc phố, không tin các cô cứ hỏi thử mà xem”.
Nói rồi cụ Đức vanh vách kể phố nào cạnh phố nào, có điểm gì nổi bật. Ngay cả những quán ăn với hương vị đặc trưng của người Hà Nội, xưa cụ có dịp được thưởng thức thì nay cụ vẫn nhớ như in.
“Tôi chỉ ước có thêm một lần trở lại Hà Nội, được đi lại những con đường, thăm những địa điểm mà tôi đã từng có mặt để thỏa nỗi nhớ về một vùng đất mà tôi đã yêu. Nhưng bây giờ, tuổi đã cao, sức khỏe của tôi cũng yếu rồi, không biết tôi có thực hiện được mong muốn ấy nữa không”, cụ Đức trăn trở.
![]() |
Cụ Đức vẽ và đắp tượng về cảnh quan Hà Nội ở khắp khuôn viên ngôi nhà của mình. |
Cụ cho biết, kể từ khi hoàn thành nhiệm vụ ở Hà Nội, có vài lần, cụ cũng được trở lại Thủ đô. Thế nhưng, mỗi lần đến và đi, nỗi nhớ và tình yêu về nơi ấy lại càng thêm khắc khoải.
Vì nhớ và yêu nên xung quanh nhà, cụ vẽ và đắp nhiều bức tượng về cảnh quan Hà Nội nhất. Để mỗi khi nhớ, cụ lại đứng ngắm nhìn và hồi tưởng lại những ngày đã xa.
Sau này, khi tu sửa nhà, một số bức tượng và tranh vẽ đã bị bỏ đi. Tuy vậy, tình yêu Hà Nội thì đã in đậm vào trong tim nên khi có người nhắc đến, cụ không giấu được xúc động.
“Những ngày ở Hà Nội, địa điểm tôi yêu thích nhất là chùa Quán Thánh và đền Ngọc Sơn. Nó đã trở thành một phần máu thịt trong con người tôi rồi”, cụ Đức tâm sự.
Đam mê tuổi xế chiều
Theo lời cụ Đức, sau khi giải ngũ, cụ về quê lấy vợ và làm nông nghiệp. Nhưng ngoài 70 tuổi, cụ lại có hứng thú vẽ tranh, đắp tượng và lâu dần việc này trở thành niềm đam mê kì lạ của cụ lúc cuối đời.
![]() |
Chiếc ghế được cụ Đức đắp bằng xi măng với những hình vẽ cầu kỳ. |
Lắng nghe câu chuyện của chồng, cụ Đinh Thị Ngùy - vợ cụ Đức xen ngang, kể về chồng giọng đầy tự hào: “Ông ấy mồ côi bố mẹ từ nhỏ, phải đi ở đợ cho nhà người ta nên có được học hành gì đâu. Biết được cái chữ đã là may mắn lắm rồi.
Sau gần 60 năm kết hôn, bỗng một ngày, tôi thấy ông ấy cầm bút vẽ và đắp tượng. Rồi ông ấy cứ say sưa với những bức tranh, bức tượng. Ông ấy còn cần mẫn “cõng” hàng chục tấn xi măng, nước, sắt thép lên núi để đắp tượng nữa.
Các con cháu đề nghị giúp đỡ nhưng ông ấy đều từ chối, muốn tự mình làm những điều mình thích”.
Cũng vì tuổi đã cao, con cái đã trưởng thành nên cụ Ngùy chiều theo ý thích của chồng để ông được thỏa mãn đam mê và hoài niệm.
Ngắm nhìn những tác phẩm do cụ Đức ở sân, ở cổng, cụ Ngùy cười tủm tỉm: “Tôi tưởng ông ấy không có năng khiếu, thế mà những bức tượng, tranh vẽ của ông ấy cũng đẹp. Hàng xóm láng giềng hay nhiều khách khứa đến chơi đều khen”.
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
" alt=""/>Ông lão 92 tuổi yêu say đắm Hà Nội, đắp tượng quanh nhà để thỏa nỗi nhớ![]() |
Ngọn núi này nổi tiếng với một ngôi chùa Phật bà Quan Âm hàng nghìn năm tuổi nằm phía dưới chân núi. Khác hẳn với những ngọn núi tâm linh khác, nơi này không phải là một địa điểm du lịch và du khách không được phép vào. Tuy nhiên, nếu là một người theo đạo Phật, bạn hoàn toàn có thể được chào đón tại đây.
![]() |
Bên trong ngôi chùa Phật bà Quan Âm ở đây có một cây bạch quả có tuổi đời 1400 năm. Sự nổi tiếng của cây bạch quả này khiến cho nhiều tín đồ đạo Phật mong được nhìn thấy một lần trong đời.
![]() |
![]() |
Sau khi bước vào chùa, băng qua một rừng trúc nhỏ, bạn sẽ thấy một bảng thông báo ghi rằng người ta chỉ cho phép mọi người nhìn ngắm cây bạch quả, cấm chụp ảnh cũng như quay phim.
Điều này cho thấy, người ta không muốn bất kỳ điều gì phá vỡ đi sự yên bình, khoan thai bên trong ngôi chùa Quan Âm cổ kính này. Đó cũng là lý do nơi này không phải là một địa điểm du lịch.
![]() |
![]() |
Ngày càng có nhiều người tìm tới núi Chung Nam và chùa Quan Âm để nhìn thấy cây bạch quả nổi tiếng. Để bảo vệ cây bạch quả, nhà chùa đã làm một hàng rào, nó không chỉ bảo vệ cho cây mà còn tránh được một số tai nạn không mong muốn.
![]() |
![]() |
Ngôi chùa nằm giữa núi rừng tĩnh lặng, nhưng sự nổi tiếng của cây bạch quả vô tình khiến cho nơi này dần mất đi sự thanh bình vốn có. Sau mỗi mùa bạch quả, sự yên tĩnh sẽ được trả lại cho nơi này. Khi những cây bạch quả không được rào lại, khách hành hương vào chùa thường ngồi dưới tán cây, suy ngẫm về nhiều thứ.
![]() |
![]() |
Theo truyền thuyết, cây bạch quả này được trồng bởi một vị Hoàng đế của nhà Đường. Mặc dù điều này chưa được xác thực, nhưng điều đó cũng không quá quan trọng. Người dân vẫn tin vào sự linh thiêng của ngôi chùa, dọc hàng rào men theo các con đường trong chùa đính rất nhiều những mẩu giấy, tấm biển gỗ ghi những điều ước một cách dày đặc.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngày nay, cây bạch quả này được đưa vào danh sách bảo vệ quốc gia. Nó không còn là một cái cây mang nhiều tín ngưỡng mà là một di tích lịch sử.
Dù giới nhà giàu có những yêu cầu kỳ lạ đến đâu thì các công ty du lịch chuyên nghiệp vẫn có thể biến chúng thành hiện thực để làm hài lòng khách hàng.
" alt=""/>Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi bỗng dưng nổi tiếng chỉ vì loài cây này